Chủ nhật, 06 Tháng 10 2024
Trang chủ Tin tức Khoa học - Công nghệ Bộ trưởng, Chủ tịch tỉnh phải trực tiếp chỉ đạo việc tin học hóa

Mạng giáo dục VNedu

Cổng dịch vụ công tỉnh Đồng Tháp

Website các trường ĐH, CĐ

Website liên kết

Gương sáng thanh niên

Get Adobe Flash player

THỐNG KÊ

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterHôm nay3013

Hiện tại: 72 khách, 6 bots 
Bộ trưởng, Chủ tịch tỉnh phải trực tiếp chỉ đạo việc tin học hóa PDF. In Email
Thứ hai, 14 Tháng 7 2014 22:05

Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương cần quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy mạnh phát triển CNTT, coi đây là phương thức phát triển mới để nâng cao năng suất lao động, hiệu quả công việc (Ảnh minh họa)

(Theo ICTnews) - Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trực tiếp chỉ đạo việc tin học hóa xử lý hồ sơ công việc.

 

Văn phòng Chính phủ vừa có công văn thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về ứng dụng CNTT tại phiên họp toàn thể lần thứ nhất của Ủy ban vào ngày 26/6/2014.

 

Sau khi nghe báo cáo tổng hợp của Văn phòng Chính phủ, ý kiến của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và các đại biểu dự họp, Thủ tướng Chính phủ kết luận: Đảng và Nhà nước đã có chủ trương phát triển và ứng dụng CNTT từ rất sớm và ban hành nhiều chương trình, chiến lược, đề án, dự án về phát triển lĩnh vực CNTT như Đề án “Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về CNTT" là: nguồn nhân lực, hạ tầng kỹ thuật, công nghiệp CNTT (gồm cả phần cứng và phần mềm) và ứng dụng CNTT. Đến nay đã đạt được nhiều thành tựu trong lĩnh vực CNTT nói chung và ứng dụng CNTT nói riêng, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, quốc phòng an ninh, cải cách hành chính và quản lý nhà nước. Bên cạnh những kết quả đạt được, việc phát triển và ứng dụng CNTT ở nhiều nơi còn chậm, chưa đạt được kết quả cao.

Thủ tướng Chính phủ đề nghị các Bộ, ngành, địa phương cần thực hiện quyết liệt, triển khai các giải pháp đẩy mạnh phát triển CNTT, coi đây là phương thức phát triển mới để nâng cao năng suất lao động, hiệu quả công việc, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, của quốc gia.
Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần trực tiếp chỉ đạo việc tin học hóa xử lý hồ sơ công việc, xây dựng Cổng thông tin điện tử của Bộ, ngành, địa phương kết nối với Cổng thông tin điện tử Chính phủ, đẩy mạnh cung cấp các dịch vụ công trực tuyến đến người dân và doanh nghiệp.

Đồng thời, thông báo kết luận cũng nêu rõ, cần kiên quyết đẩy mạnh triển khai ứng dụng CNTT trong tất cả các lĩnh vực nâng cao hiệu quả, hiệu quả quản lý, điều hành của các cơ quan nhà nước, cải thiện môi trường kinh doanh, đồng thời tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp. Đặc biệt, đối với lĩnh vực liên quan nhiều tới doanh nghiệp, người dân như y tế, giáo dục, xây dựng, thuế… cần tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ và nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT.

Bên cạnh đó, cần tập trung chỉ đạo sớm xây dựng các cơ sở dữ liệu quốc gia dùng chung, trước hết là cơ sở dữ liệu quốc gia dân cư, khắc phục tình trạng manh mún, cục bộ.

Đáng chú ý, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về ứng dụng CNTT Nguyễn Tấn Dũng đã đồng ý việc các cơ quan nhà nước thuê dịch vụ CNTT để tạo ra thị trường cạnh tranh, khuyến khích các doanh nghiệp phát triển, cung cấp các dịch vụ CNTT, giảm đầu tư hạ tầng từ ngân sách nhà nước và nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT. Đối với những lĩnh vực, dự án đầu tư từ ngân sách nhà nước, cần tập trung đầu tư dứt điểm.
Bộ TT&TT được giao trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ KH-ĐT soạn thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ để cụ thể hóa cơ chế thuê dịch vụ CNTT trong các cơ quan nhà nước, trình Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30/7/2014.

Vân Anh

Share
Các tin liên quan:
Các tin mới:
Các tin khác: