Chủ nhật, 06 Tháng 10 2024
Trang chủ Tin tức Tin giáo dục Phát hiện sớm năng khiếu toán học

Mạng giáo dục VNedu

Cổng dịch vụ công tỉnh Đồng Tháp

Website các trường ĐH, CĐ

Website liên kết

Gương sáng thanh niên

Get Adobe Flash player

THỐNG KÊ

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterHôm nay2835

Hiện tại: 64 khách, 5 bots 
Phát hiện sớm năng khiếu toán học
Thứ năm, 22 Tháng 11 2012 16:19

TS.Chu cẩm Thơ trình bày về phương pháp Pomath tại hội thảo. Ảnh: gdtd.vn

Dạy học theo định hướng cá nhân, phát huy tối đa năng lực tư duy của học sinh (POMath)- đó là phương pháp dạy học Toán mới, khoa học, phù hợp cho học sinh tiểu học hiện nay do giảng viên khoa Toán – tin trường ĐHSP Hà Nội - TS. Chu Cẩm Thơ công bố sau hơn 10 năm ấp ủ, nghiên cứu, khảo sát thực tế, thực nghiệm.

Tại hội thảo phát hiện sớm và bồi dưỡng năng khiếu toán học cho học sinh tiểu học diễn ra hôm nay (22/11) tại Hà Nội, TS. Chu Cẩm Thơ cho biết, phương pháp của PoMath hướng tới từng cá nhân trẻ, trẻ nào yếu gì sẽ được rèn luyện cái đó. Ngoài ra, các bài tập phát triển tập trung vào từng kỹ năng và tư duy chuyên biệt, thúc đẩy trẻ phải suy nghĩ, tập tư duy, tập sáng tạo mà không cảm thấy khó khan. Các công cụ hỗ trợ học tập độc đáo, phương pháp tương tác kích thích theo nhóm giúp bé ham học hơn, thích học hơn.

Mục tiêu của POMath là hướng tới khắc phục tình trạng học “nhồi nhét”, thiếu khoa học cũng như hiện tượng học hời hợt, quá dễ dãi, không dáp ứng được yêu cầu học lên bậc cao hơn; đồng thời giúp trẻ kỹ năng tính toán nhanh, kỹ năng xử lý tình huống một cách thông minh, khả năng liên tưởng và hình dung về hình học không gian, kỹ năng hệ thống hóa kiến thức, kỹ năng ước lượng con số và tình huống thực tế, kỹ năng quan sát, so sánh, kỹ năng phân tích, lập luận; giúp trẻ phát triển được một hoặc một số khả năng tư duy như tư duy về số và cấu tạo số, tư duy về cấu trúc, tư duy thuật toán (để nhận thức và giải quyết những vấn đề theo một trình tự), tư duy hàm (về sự tương ứng của các đối tượng trong toán học và cuộc sống), tư duy logic, tư duy sáng tạo... Từ đó, giúp hình thành ở trẻ niềm yêu thích và say mê học toán.

Hội thảo cũng giới thiệu phương pháp phát hiện sớm năng khiếu Toán học ở học sinh bằng công nghệ vân tay. Theo đó, việc phân tích vân tay sẽ giúp giải thích về từng chỉ số liên quan đến khả năng phát triển năng khiếu Toán học, từ đó đưa ra các giải pháp bồi dưỡng phát triển năng khiếu này.

 

Hải Bình

(Nguồn GDTĐ)

Share
Các tin mới:
Các tin khác: