Chủ nhật, 06 Tháng 10 2024
Trang chủ Tin tức Bạn đọc viết Tham luận: Ưng dụng CNTT ở trường THPT Cao Lãnh 1 năm học 2021-2022

Mạng giáo dục VNedu

Cổng dịch vụ công tỉnh Đồng Tháp

Website các trường ĐH, CĐ

Website liên kết

Gương sáng thanh niên

Get Adobe Flash player

THỐNG KÊ

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterHôm nay2853

Hiện tại: 50 khách, 2 bots 
Tham luận: Ưng dụng CNTT ở trường THPT Cao Lãnh 1 năm học 2021-2022
Thứ hai, 26 Tháng 9 2022 13:25

Với sự phát triển của công nghệ thông tin (CNTT) đã tạo ra cơ hội mới cho ngành GD&ĐT trong tất cả các lĩnh vực, từ quản lý giáo dục, bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, giáo viên. Hỗ trợ đắc lực cho phương pháp dạy học tích cực, trong tổ chức dạy và học trực tuyến.
Từ những yêu cầu nhằm tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số (CĐS) trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022-2025 chúng ta nhìn lại thực trạng ứng dụng CNTT ở nhà trường trong năm vừa qua và định hướng phát triển ứng dụng CNTT, CĐS nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường trong thời gian tới.

I. THỰC TRẠNG

1) Thuận lợi
a) Các văn bản pháp quy phạm pháp luật về CNTT.
- Văn bản số 5807/BGDĐT-CNTT ngày 30/11/2018 hướng dẫn triển khai mô hình ứng dụng CNTT trong trường phồ thông;
- Thông tư số 37/2020/TT-BGDĐT ngày 05/10/2020 Quy định về tổ chức hoạt động, sử dụng thư điện tử và cổng thông tin điện tử tại sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo và các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên;
- Thông tư số 09/2021/TT-BGDĐT ngày 30/03/2021 quy định về quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến trong cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên;
- Văn bản số 4267/BGDĐT-CNTT ngày 31/08/2022 hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ ứng dụng CNTT, CĐS và thống kê giáo dục năm học 2022 – 2023:
" 1. Tiếp tục duy trì, triển khai hình thức dạy học trực tuyến kết hợp dạy học trực
tiếp nhằm hỗ trợ nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy - học và đổi mới phương pháp dạy - học P1"
" b) Sử dụng tối đa lợi ích của phần mềm quản lý học tập (LMS) trong kết nối và tổ chức các hoạt động giáo dục giữa cơ sở giáo dục, giáo viên với học sinh trong việc hướng dẫn học sinh tự học, kiểm tra đánh giá và phối hợp với gia đình; ...P1"
" d) Tăng cường tổ chức đánh giá thường xuyên bằng hình thức trực tuyến; từng
bước tổ chức triển khai thi, kiểm tra, đánh giá trên máy tính đảm bảo khách quan, công bằng và có độ tin cậy.P1"
- Kế hoạch Số: 123/KH-THPTCL1 ngày 09/09/2022 thực hiện nhiệm vụ năm học 2022-2023 của trường THPT Cao Lãnh 1:
"4. Tăng cường chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin; tăng cường các điều kiện bảo đảm và kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục.P5"
”- Thực hiện các nhiệm vụ chuyển đổi số trong hoạt động dạy học và quản lý giáo dục của các cấp theo lộ trình, bao gồm ứng dụng công nghệ thông tin trong việc đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra, đánh giá; trong quản lý quá trình dạy học và quản trị nhà trường.P8"
" Chuẩn bị tốt các điều kiện để sẵn sàng thực hiện kiểm tra, đánh giá theo hình thức trực tuyến theo quy định. P8"
” - Tiếp tục tăng cường khai thác các thiết bị dạy học trực tuyến, kho video bài dạy minh họa, kho học liệu điện tử, thiết bị dạy học điện tử; xây dựng tài liệu dạy học điện tử để hỗ trợ giáo viên tổ dạy học bảo đảm chất lượng và hiệu quả. P9”
b) Cơ sở vật chất CNTT của trường.
+ 01 thư viện đạt chuẩn quốc gia hoạt động thường xuyên có 01 máy tính kết nối internet phục vụ nhu cầu tra cứu và tìm kiếm thông tin của học sinh và giáo viên.
+ 01 phòng nghe-nhìn cho môn Ngoại ngữ (Tiếng Anh, Pháp).
+ 01 phòng vi tính với 44 máy (phòng mới) phục vụ dạy Tin học và dạy nghề Tin học văn phòng có kết nối Internet và 1 phòng máy vi tính 30 máy (phòng cũ) chỉ phục vụ soạn thảo văn bản, lập trình..
+ Các phòng làm việc được kết nối Internet.
+ Sử dùng đường truyền Internet cáp quang băng thông rộng: 1 line VNPT 100Mbps, 1 line VNPT 40Mbps; 1 line (miễn phí) Viettel (dãy 3 tầng).
+ 02 phòng được trang bị cho họp, hội thảo, tập huấn trực tuyến.
+ 06 tivi màn hình rộng và 03 máy chiếu.
+ 09 thiết bị wireless;
+ 01 máy chủ Website, Elearning (LMS)
+ Hệ thống Google Workspace for Education của trường.
+ 100% giáo viên có trang bị máy tính dạy học trực tuyến.
c) Thực trạng ứng dụng CNTT trong năm học qua.
- Ứng dụng Google Meet trong các cuộc họp của giáo viên trường đầu năm học.
- Cấp mới tài khoản Email của học sinh khối 10, tài khoản học trực tuyến cho học sinh cả 3 khối, nhóm email theo lớp, khối, trường.
- Tham gia chương trình sóng và máy tính cho em hỗ trợ học sinh có thiết bị tham gia học trực tuyến.
- Tập huấn giáo viên dạy học trực tuyến bằng hình thức trực tuyến.
- Sử dụng Google Meet trong họp phụ huynh lớp, đại hội phụ huynh, các đợt sinh hoạt tuyên truyền, giáo dục cho học sinh toàn trường.
- Sử dụng Google Forms trong khảo sát, sổ đầu bài....
- Thành lập tổ kỹ thuật hỗ trợ dạy học trực tuyến.
- Xây dựng Trung tâm trợ giúp https://www.caolanh1.edu.vn/hoctructuyen/course/view.php?id=2 hỗ trợ học sinh học trực tuyến, hỗ trợ giáo viên ứng dụng CNTT trong dạy học.
- Sử dụng Google Lịch tạo lịch dạy trực tuyến theo TKB, mỗi giáo viên là người tổ chức (host) trong lớp học trực tuyến của mình.
- Giáo viên dạy học trực tuyến bằng Google Meet, sử dụng bài giảng trình chiếu Powerpoint, video bài giảng, các ứng dụng và các tài nguyên trực tuyến..., sử dụng hệ thống học trực tuyến của trường caolanh1.edu.vn/hoctructuyen để tổ chức dạy học, giáo viên tự trang bị thêm máy tính laptop, bảng viết, webcam....
- Dạy học trực tuyến đối với môn TD, GDQP.
- Cán bộ quản lý, công đoàn theo dõi, giám sát việc dạy học trực tuyến của giáo viên bằng hình thức trực tuyến.
- Bộ phận QLHS quản lý học sinh học trực tuyến bằng hình thức trực tuyến.
- Trong kiểm tra thường xuyên giáo viên sử dụng hệ thống học và thi trực tuyến caolanh1.lms.vnedu.vn và caolanh1.edu.vn/hoctructuyen, và các ứng dụng khác như Azota, Google Forms...
- Trong kiểm tra định kỳ trường sử dụng hệ thống học và thi trực tuyến caolanh1.lms.vnedu.vn , một số môn học giáo viên sử dụng hệ thống caolanh1.edu.vn/hoctructuyen. Sử dụng ngân hàng đề trong kiểm tra định kỳ trực tuyến, tổ chức kiểm tra trực tuyến tập trung, cán bộ coi thi, cán bộ giám sát, hội đồng coi thi trực tuyến.
- Trong quản lý hồ sơ sổ sách trường sử dụng SLL điện tử, sổ đầu bài điện tử, sổ điểm lớn điện tử, triển khai các văn bản, thông báo thông qua hệ thống email, email nhóm, nhóm Zalo.
- Các môn học có ứng dụng hệ thống học tập trực tuyến E-learning của trường trong dạy học: Anh văn, Pháp văn, Tin học, Nghề, Hóa, Sinh, Công nghệ, Lịch sử, Địa, GDCD đáp ứng được nhu cầu tự học của học sinh.
2) Khó khăn
Một số giáo viên chưa mạnh dạn ứng dụng CNTT trong giảng dạy, chưa mạnh dạn ứng dụng hệ thống học tập trực tuyến (e-learning).
CSVC được đầu tư, bảo trì hàng năm nhưng so với yêu cầu hiện nay vẫn còn nhiều bất cập, phòng máy còn thiếu (theo tiêu chuẩn trường cần 100 máy tính, hiện nay chỉ có 44 máy có kết nối Internet) và hệ thống wifi chưa phủ và chưa đáp ứng được nhu cầu kết nối của học sinh các lớp học khi ứng dụng CNTT.
3) Nguyên nhân khó khăn
Một số giáo viên có quỹ thời gian để bồi dưỡng và ứng dụng về CNTT còn ít hoặc không có, ngại soạn bài giảng trình chiếu, bài giảng để học sinh tự học.. vì tốn rất nhiều thời gian, công sức.
CSVC như máy chiếu vẫn còn ít so với nhu cầu, phòng học nghe-nhìn còn ít được khai thác và sử dụng. Một phòng máy vi tính đã quá cũ (cấp năm 2007).
II. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP.
Đạt hiệu quả trong công tác quản lý và ứng dụng các phương pháp dạy học tích cực là yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục. Việc ứng dụng CNTT và CĐS vào công tác quản lý và dạy học có hiệu quả là một công việc lâu dài, khó khăn đòi hỏi rất nhiều điều kiện về CSVC, tài chính và năng lực của CBGV. Do đó, để đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT vào quản lý và dạy học có hiệu quả, tôi xin đề xuất một số định hướng và giải pháp như sau:
Nhà trường tiếp tục quán triệt và nâng cao nhận thức, trách nhiệm của giáo viên về tinh thần và nội dung của các văn bản về CNTT, việc ứng dụng CNTT vào đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng dạy học; động viên, khuyến khích và hỗ trợ giáo viên học tập bồi dưỡng. Mỗi giáo viên luôn có ý thức tự học, tự nghiên cứu để nâng cao trình độ tin học, khả năng ứng dụng các phần mềm vào dạy học. Đưa nội dung Mô đun GDPT 15: ứng dụng CNTT, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học và giáo dục học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông vào kết hoạch bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên.
Nhà trường có kế hoạch đầu tư CSVC, tiếp tục huy động xã hội hóa từ nhiều nguồn lực để tăng cường đầu tư mua sắm thêm trang thiết bị dạy học và hỗ trợ dạy học theo hướng hiện đại đáp ứng nhu cầu dạy học hiện nay, duy trì việc bảo trì và sửa chữa máy tính của 2 phòng máy.
Khuyến khích giáo viên thực hiện phát huy tối đa khả năng tự học, tự kiểm tra đánh giá của học sinh thông qua việc áp dụng mô hình lớp học đảo ngược vào đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên dựa trên nền tản ứng dụng hệ thống E-learning của trường.

Hình 2. Một ví dụ về mô hình lớp học đảo ngược.
Tăng cường việc đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực CNTT nhằm xây dựng và phát triển tốt website tích hợp môi trường học tập trực tuyến của trường thực hiện theo đúng định hướng của Bộ, Sở.
Tham gia các cuộc thi về ứng dụng CNTT, cuộc thi “Thiết kế hồ sơ bài giảng e-Learning” do Bộ GD&ĐT và Quỹ Laurence S. Ting tổ chức.
III. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ
1) Đối với trường
Nhà trường tiếp tục có kế hoạch vận động đầu tư CSVC, huy động nhiều nguồn lực của xã hội để tăng cường đầu tư mua sắm thêm trang thiết bị dạy học như: máy chiếu, ti vi màn ảnh rộng..
Có kế hoạch sửa chữa một số máy chiếu hư, xuống cấp.
Huy động xã hội hóa hoặc đầu tư từng bước phủ sóng wifi các lớp học đảm bảo việc ứng dụng của học sinh trong học tập và kiểm tra thường xuyên.
Tổ chức bồi dưỡng thường xuyên về ứng dụng CNTT trong dạy học, bồi dưỡng giáo viên về kỹ thuật thiết kế Bài học, kỹ thuật dạy nghe, nói ở bộ môn Ngoại ngữ, kỹ thuật thiết kế đánh giá đồng đẳng... áp dụng trong mô hình lớp học đảo ngược trên nền tảng E-learning.
2) Đối với Sở:
Tạo điều kiện để giáo viên có thể tiếp cận đến nguồn học liệu mở bài giảng E-learning trong các hội thi;
Cấp bổ sung phòng máy tính mới để đạt yêu cầu tiêu chuẩn thiết bị dạy học trong trường học.
Trên đây là một số ý kiến về ứng dụng CNTT, CĐS trong quản lý và dạy học trình bày trước quí thầy cô với tinh thần CNTT sẽ là hệ thống cơ sở hạ tầng đem lại hiệu quả trong công tác quản lý và ứng dụng trong đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường.

 

 

Nguyễn Văn Út.

Share