Thứ năm, 12 Tháng 9 2024
Trang chủ Thông báo Hướng dẫn kiểm tra, đánh giá học kỳ II cấp THCS, THPT và GDTX năm học 2016-2017

Mạng giáo dục VNedu

Cổng dịch vụ công tỉnh Đồng Tháp

Website các trường ĐH, CĐ

Website liên kết

Gương sáng thanh niên

Get Adobe Flash player

THỐNG KÊ

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterHôm nay2750

Hiện tại: 31 khách 
Hướng dẫn kiểm tra, đánh giá học kỳ II cấp THCS, THPT và GDTX năm học 2016-2017
Thứ bảy, 11 Tháng 3 2017 10:12
UBND TỈNH ĐỒNG THÁP
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 
Số: 22/HD-SGDĐT
      Đồng Tháp, ngày 08  tháng 3 năm 2017
 
HƯỚNG DẪN
Về việc kiểm tra, đánh giá học kỳ II cấp THCS, THPT và GDTX
năm học 2016-2017
 
             Sở GDĐT hướng dẫn việc kiểm tra, đánh giá học kỳ II cho các Trường THPT; Phòng GDĐT; Trung tâm GDTX, Trung tâm DN-GDTX, Trường TCN-GDTX, Trung tâm GDNN-GDTX  (gọi tắt đơn vị GDTX)  như sau:              Thực hiện Hướng dẫn số 61/HD-SGDĐT ngày 08 tháng 8 năm 2016 của Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) về việc hướng dẫn kế hoạch thời gian năm học 2016-2017 của giáo dục Mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên (GDTX); Công văn số 128/SGDĐT-GDTrH-TX&CN ngày 15 tháng 02 năm 2017 của Sở GDĐT về việc tổ chức dạy học trong học kỳ II, ôn tập thi THPT quốc gia và thi diễn tập THPT quốc gia năm 2017;
             I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
             - Đánh giá tình hình triển khai và kết quả thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học cấp trung học năm học 2016-2017;
             - Đánh giá đúng những mặt mạnh, mặt yếu của đơn vị, rút kinh nghiệm cho công tác chỉ đạo, điều hành;
             - Thực hiện đúng kế hoạch kiểm tra từng môn học theo hướng dẫn của Sở GDĐT.
             II. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI HỌC SINH, HỌC VIÊN
1. Thực hiện đánh giá, xếp loại học sinh, học viên
- Đối với GDTrH thực hiện Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐTngày 12 tháng 12 năm 2011 của Bộ GDĐT và Công văn số 2642/BGDĐT-GDTrH ngày 04 tháng 5 năm 2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc trả lời một số câu hỏi khi triển khai thực hiện Thông tư 58.
- Đối với GDTX thực hiện theo Quyết định số 02/2007/QĐ-BGDĐT ngày 23 tháng 01 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ GDĐTvề việc ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại học viên theo học chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông và Thông tư số 26/2014/TT-BGDĐT của Bộ GDĐT về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học viên theo học Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông.
             2. Việc kiểm tra kết quả học tập của học sinh, học viên phải đảm bảo chuẩn kiến thức kỹ năng được quy định tại chương trình giáo dục phổ thông, chương trình GDTX, theo chương trình giảm tải, đúng trình độ học sinh, học viên với thái độ khách quan, trung thực.
             3. Chủ động kết hợp một cách hợp lý, phù hợp giữa hình thức trắc nghiệm và tự luận, giữa kiểm tra lý thuyết và kiểm tra thực hành trong các bài kiểm tra. Tiếp tục nâng cao yêu cầu vận dụng kiến thức liên môn vào thực tiễn, đối với các môn khoa học xã hội và nhân văn cần tăng cường ra các câu hỏi mở; gắn với thời sự quê hương, đất nước để học sinh, học viên được bày tỏ chính kiến của bản thân về các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội.
             4. Đối với môn Giáo dục công dân: giáo viên dạy môn Giáo dục công dân phối hợp với giáo viên chủ nhiệm để nhận xét về hạnh kiểm của học sinh, học viên thuộc diện xếp loại hạnh kiểm (nếu có giảng dạy).
             5.Đối với các lớp học theo mô hình trường học mới tiến hành đánh giá học sinh theo Công văn số 1134/SGDĐT-GDTrH-TX&CN ngày 23 tháng 8 năm 2016 về việc hướng dẫn triển khai mô hình trường học mới cấp THCS từ năm học 2016-2017.            
             III. TỔ CHỨC RA ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
             1. Yêu cầu và phạm vi đề kiểm tra
             1.1. Đề kiểm tra các môn phải đảm bảo các yêu cầu sau đây
- Nội dung ôn tập kiểm tra học kỳ II (PHỤ LỤC 5)
             - Kiểm tra những kiến thức cơ bản, khả năng vận dụng và kỹ năng thực hành của học sinh, học viên trong phạm vi môn học.
             - Nội dung đề kiểm tra phải đảm bảo tính khoa học, chính xác, chặt chẽ, thể hiện đúng mức độ yêu cầu về kiến thức, kỹ năng và thái độ được xác định trong chương trình cấp THCS, THPT (đã giảm tải), chương trình GDTX cấp THCS, THPT (đã giảm tải) và sách giáo khoa/sách hướng dẫn học của mỗi môn học. Lời văn, câu chữ rõ ràng không sai sót.
             - Phân loại được trình độ học sinh, học viên phù hợp với thời gian quy định đối với từng môn học.
             - Đảm bảo đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh, học viên.
             - Ra đề theo ma trận.
             1.2. Thời gian làm bài kiểm tra
             + Đối với lớp 12: Đề kiểm tra môn Ngữ văn thời gian làm bài là 120 phút; đề kiểm tra môn Toán thời gian làm bài là 90 phút; đề kiểm tra môn Tiếng Anh thời gian làm bài là 60 phút; đề kiểm tra tổ hợp Khoa học Tự nhiên (tổ hợp môn Vật lí, Hóa học, Sinh học) và đề kiểm tra tổ hợp Khoa học Xã hội (tổ hợp Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân) thời gian làm bài là 150 phút; các môn còn lại thời gian làm bài kiểm tra là 45 phút cho mỗi môn.
             + Đối với các lớp còn lại của cấp THCS, THPT và GDTX: môn Ngữ văn, môn Toán thời gian làm bài kiểm tra là 90 phút; môn Tiếng Anh lớp 9 (chương trình 7 năm) thời gian làm bài kiểm tra là 60 phút; các môn còn lại thời gian làm bài kiểm tra là 45 phút cho mỗi môn.
             + Môn Mỹ thuật, Âm nhạc lớp 7, 8, 9 thời gian làm bài kiểm tra là 90 phút (theo kế hoạch dạy học của từng trường THCS)
             + Đối với lớp học theo mô hình trường học mới lớp 6, lớp 7: các môn Ngữ văn, Toán, Khoa học Tự nhiên, Khoa học Xã hội, Tin học thời gian làm bài kiểm tra là 90 phút; các môn còn lại thời gian làm bài kiểm tra là 45 phút.
             1.2.  Nội dung và phạm vi đề kiểm tra học kỳ II
             - Đối với lớp 9 và lớp 12: nội dung và phạm vi đề kiểm tra trong chương trình dạy học của học kỳ II (tính đến hết tuần 31 đối với lớp 12 và hết tuần 34 đối với lớp 9, tính đến hết tuần 28 đối với cấp GDTX).
             - Đối với lớp 6, 7, 8, 10, 11: Nội dung theo phụ lục đính kèm.
             - Đối với lớp 10, 11 GDTX cấp THPT kiểm tra theo đề chung của Sở từ tuần 17 đến hết tuần 31 chương trình GDTX.
             1.3. Mức độ đề kiểm tra học kỳ II
             Đề kiểm tra phân bố theo 4 mức độ: nhận biết 30%, thông hiểu 40%, vận dụng 20% và vận dụng cao 10%.
             Bám sát mức độ đề thi tuyển sinh 10 (đối với lớp 9) và đề thi THPT Quốc gia (đối với lớp 12).
             1.4. Hình thức đề kiểm tra học kỳ II
             - Đối với lớp 12 (đề kiểm tra theo cấu trúc đề thi minh họa THPT quốc gia năm 2017):
             + Đề kiểm tra môn Ngữ văn theo hình thức tự luận, có 2 phần là phần Đọc hiểu và phần Làm văn.
             + Đề kiểm tra môn Toán theo hình thức trắc nghiệm khách quan, đề có 50 câu hỏi trắc nghiệm.
             + Đề kiểm tra môn Tiếng Anh theo hình thức trắc nghiệm khách quan, đề có 50 câu hỏi trắc nghiệm (không kiểm tra kỹ năng nghe, nói, viết câu, viết đoạn văn). Phần tìm lỗi sai của từ hoặc cụm từ: Từ hoặc cụm từ được gạch dưới để trộn trật tự theo các phương án A, B, C, D (các từ hoặc cụm từ được xếp theo phương án A, B, C, D có thể không theo trật tự trong câu).
             + Đề kiểm tra tổ hợp Khoa học Tự nhiên, Khoa học Xã hội theo hình thức trắc nghiệm khách quan, mỗi đề có 120 câu hỏi trắc nghiệm (mỗi môn thành phần có 40 câu hỏi trắc nghiệm). Riêng lớp 12 hệ GDTX đề kiểm tra tổ hợp Khoa học Xã hội, học viên chỉ kiểm tra 2 môn thành phần là Lịch sử và Địa lí.
             + Các môn kiểm tra theo hình thức trắc nghiệm khách quan (kể cả các môn thành phần trong tổ hợp) có mã đề riêng, học sinh ghi mã đề này trên phiếu trả lời trắc nghiệm (TLTN) (sử dụng mẫu phiếu trả lời trắc nghiệm như kiểm tra HKI).
             + Đối với tổ hợp Khoa học Tự nhiên và Khoa học Xã hội, học sinh làm bàimỗi môn thành phần trên phiếu trả lời trắc nghiệm riêng theo lịch của Sở. Sau khi kết thúc thời gian làm bài của từng môn thành phần, giám thị thu phiếu trả lời trắc nghiệm và giữ phiếu trả lời trắc nghiệm tại phòng kiểm tra. Sau khi kết thúc thời gian làm bài của môn thành phần cuối cùng của bài kiểm tra tổ hợp, giám thị nộp phiếu trả lời trắc nghiệm của tất cả các môn thành phần về phòng hội đồng.
             - Đối với môn Tin học lớp 6, 7 trường học mới: đề kiểm tra phần lý thuyết theo hình thức trắc nghiệm khách quan, đề có 40 câu hỏi trắc nghiệm.
             - Các lớp còn lại: Đề kiểm tra theo hình thức tự luận, nội dung nhiều câu hỏi nhỏ:
             + Đối với lớp 10, 11 THPT: Đề kiểm tra gồm có hai phần, phần chung cho tất cả các học sinh và phần riêng theo chương trình nâng cao hoặc chương trình chuẩn (học sinh chỉ chọn một trong hai phần riêng để làm bài).
             + Đối với môn Tiếng Anh thực hiện theo Công văn 1104/SGDĐT-GDTrH ngày 17/8/2015 của Sở GDĐT về việc hướng dẫn tổ chức dạy học môn Tiếng Anh năm học 2015-2016. Tuy nhiên, giảm số câu hỏi biến đổi câu (Sentence transformation) từ 04 câu xuống còn 02 câu. Tiếng Anh lớp 9 (chương trình 10 năm/thí điểm) thi theo cấu trúc đề thi các lớp tiếng Anh 10 năm/thí điểm 6, 7, 8 các năm trước.
             - Lưu ý:
             + Đối với trường THPT có học viên hệ GDTX: các đơn vị xếp phòng kiểm tra chung với học sinh THPT hoặc xếp phòng kiểm tra riêng tùy vào điều kiện, cơ sở vật chất của đơn vị.
             + Xử lí điểm bài kiểm tra: điểm của các bài kiểm tra độc lập và điểm của từng môn thành phần trong bài kiểm tra tổ hợp được quy về thang điểm 10, làm tròn đến 2 chữ số thập phân.
             + Tổ chức kiểm tra kỹ năng nói môn Tiếng Anh: các lớp dạy chương trình 7 năm tự tổ chức kiểm tra kỹ năng nói theo điều kiện của nhà trường. Các đơn vị tuyệt đối không chuẩn bị câu trả lời sẵn cho học sinh để học thuộc lòng trước khi kiểm tra. Các lớp dạy chương trình 10 năm (chương trình thí điểm) kiểm tra theo lịch kiểm tra và đề kiểm tra của Sở GDĐT (trừ lớp 11,12 thí điểm) theo cấu trúc đã hướng dẫn trong Công văn số 1104/SGDĐT-GDTrH ngày 17/8/2015 của Sở GDĐT về việc hướng dẫn tổ chức dạy học môn tiếng Anh năm học 2015-2016.
             + Tổ chức kiểm tra nghe: Các đơn vị chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ cho công tác tổ chức kiểm tra nghe. Phải sử dụng các thiết bị như máy cassette, đĩa CD, máy tính hoặc các thiết bị thu, phát âm thanh phù hợp để kiểm tra kỹ năng nghe. Không được sử dụng giáo viên đọc lời thoại/nội dung bài nghe cho học sinh. Phải có pin dự phòng để phòng trường hợp mất điện. Tuyệt đối không sử dụng một loa chung để giữa sân trường để tổ chức kiểm tra nghe hoặc sử dụng một cassette cho hai hoặc ba phòng kiểm tra. Các đơn vị có thể tổ chức kiểm tra nghe lần lượt từng phòng trong suốt thời gian kiểm tra nếu nhà trường không đủ số lượng cassette để tổ chức cho nghe đồng loạt một lượt. Nếu đơn vị có điều kiện có thể trang bị hệ thống tổ chức kiểm tra kỹ năng nghe đến từng lớp riêng biệt.
             2. Tổ chức ra đề kiểm tra   
             2.1. Cấp THCS
             - Sở ra đề các môn Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh.
             -Phòng GDĐT ra đề các môn Vật lí, Hoá học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí. Riêng môn Giáo dục công dân Phòng GDĐT có thể ra đề hoặc giao cho trường THCS ra đề tùy vào từng đơn vị.
             - Trường ra đề các môn còn lại.
             - Đối với các đơn vị GDTX có dạy lớp 9 hệ GDTX cấp THCS: giao các Trung tâm, Trường có trách nhiệm ra đề kiểm tra học kì II cho học viên theo đúng quy định của Bộ GDĐT.
             * Đối với các lớp học theo mô hình trường học mới lớp 6, 7: Sở ra đề các môn Toán, Ngữ văn, Khoa học Tự nhiên, Khoa học Xã hội, Tin học, Giáo dục công dân và Công nghệ. Riêng môn Tiếng Anh (chương trình 7 năm) và Tiếng Anh thí điểm (chương trình 10 năm) sử dụng đề chung với chương trình hiện hành. Phòng GDĐT hoặc trường THCS có triển khai mô hình trường học mới ra đề môn còn lại. Mức độ và hình thức đề kiểm tra theo Hướng dẫn đánh giá học sinh theo mô hình trường học mới (Công văn số 1134/SGDĐT-GDTrH-TX&CN ngày 23 tháng 8 năm 2016 về việc hướng dẫn triển khai mô hình trường học mới cấp THCS từ năm học 2016-2017)
             2.2. Cấp THPT
- Sở ra đề các môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Toán, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Tiếng Anh đối với lớp 10, 11, 12 và môn Giáo dục Công dân (đối với lớp 12); Trường, Trung tâm ra đề kiểm tra các môn còn lại.
             - Sở ra đề kiểm tra tiếng Anh thí điểm lớp 10, các trường THPT có lớp Tiếng Anh thí điểm 11 và 12 tự tổ chức ra đề.
             - Đối với các lớp GDTX cấp THPT Sở ra đề các môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Toán, Vật lí, Hoá học, Sinh học cho lớp 10, 11, 12. Các môn còn lại do Trung tâm, Trường tự ra đề kiểm tra nếu có tổ chức giảng dạy.
             Lưu ý:
- Học sinh THPT và học viên hệ GDTX sử dụng chung đề kiểm tra học kì II do Sở ra đề. Riêng đối với môn Lịch sử 12, Địa lí 12, Lịch sử 10 và Địa lí 10 Sở ra đề riêng cho học sinh THPT và học viên hệ GDTX.
             - Trường THPT chuyên: tự tổ chức ra đề các môn lớp 10, 11, 12, trường tự quy định thời gian kiểm tra phù hợp với đối tượng học sinh, điều kiện nhà trường và đảm bảo đúng tiến độ sơ kết học kì II. Nếu trường sử dụng đề chung của Sở GDĐT thì phải tổ chức kiểm tra theo lịch của Sở quy định phải báo cáo cho Sở (Phòng GDTrH-TX&CNPhòng KT-KĐCLGD) chậm nhất ngày 30/3/2017.
             - Đối với trường THPT, đơn vị GDTX có học sinh, học viên không chọn tổ hợp Khoa học Tự nhiên (Vật lí, Hóa học, Sinh học) hoặc Khoa học Xã hội (Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân) dự thi THPT quốc gia 2017, trường THPT và đơn vị GDTX có thể sử dụng đề chung của Sở (theo lịch kiểm tra) hoặc thực hiện ra đề các bài kiểm tra này. Các môn đăng ký dự thi THPT quốc gia 2017, thực hiện theo đề chung của Sở.
             - Đối với môn thuộc chương trình tăng cường tiếng Pháp và Ngoại ngữ 2 là Tiếng Pháp: các đơn vị tự tổ chức ra đề theo Công văn số 1682/SGDĐT-GDTrH ngày 27/11/2014 về việc hướng dẫn thực hiện chương trình song ngữ và chương trình tăng cường tiếng Pháp kể từ năm học 2014-2015 và ấn định thời gian kiểm tra phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện nhà trường.
             - Sau khi kiểm tra học kỳ II, các đơn vị nếu còn chương trình phải chỉ đạo tiếp tục giảng dạy hết chương trình theo qui định.
             3. Ban làm đề kiểm tra và in sao đề kiểm tra (PHỤ LỤC 1)
4. Quy trình in sao đề kiểm tra (PHỤ LỤC 2)
             IV. TỔ CHỨC COI VÀ CHẤM BÀI KIỂM TRA
             1. Lịch kiểm tra
             - Lịch kiểm tra của Sở (PHỤ LỤC 3)
- Đối với các môn Phòng GDĐT ra đề: Phòng GDĐT quy định lịch kiểm tra chung cho các trường THCS theo tình hình thực tế của đơn vị.
- Đối với các môn Trường, Trung tâm ra đề: trường quy định thời điểm kiểm tra chung cho các lớp trong cùng 1 khối, hoàn thành chậm nhất 18/5/2017.
* Lưu ý đối với môn Tin học lớp 6,7 mô hình trường học mới:
- Phần lý thuyết: học sinh làm bài kiểm tra trong thời gian 60 phút (theo lịch kiểm tra, thời gian phát đề và thời gian bắt đầu làm bài).
- Phần thực hành: Nếu các đơn vị có đủ điều kiện về cơ sở vật chất, phòng máy chủ động sắp xếp tổ chức cho học sinh làm bài kiểm tra trong thời gian 30 phút ngay sau khi kiểm tra xong phần lý thuyết (đợt 1). Nếu đơn vị không đủ về cơ sở vật chất, phòng máy có thể sắp xếp cho học sinh kiểm tra vào các đợt 2, đợt 3, đợt 4 (theo lịch kiểm tra của Sở).
             2. Lịch nhận đề kiểm tra và in sao đề
             - Cấp THCS: Các phòng GDĐT nhận đề tại phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng (KTKĐCL)lúc 9 giờ 00 ngày 03/5/2017 sau đó thành lập hội đồng in sao đề theo quy định.
             - Cấp THPT:
Các trường THPT nhận đề lớp 12 tại phòng KTKĐCL lúc 9 giờ ngày    13/4/2017.
             Các trường THPT nhận đề lớp 10,11 tại phòng KTKĐCL lúc 9giờ ngày    04/5/2017.
Riêng đối với các đơn vị GDTX, trường Năng khiếu TDTT tỉnh: báo cáo số lượng học sinh khối 10, 11, 12 và lớp 6, 7, 8, 9 (đối với trường Năng khiếu TDTT tỉnh) cụ thể theo từng phòng kiểm tra trước ngày 30/3/2017 để Sở in sao đề, các đơn vị nhận đề kiểm tra lớp 12 lúc 9 giờ ngày 14/4/2017, lớp 6, 7, 8, 9, 10,11 lúc 9 giờ ngày 05/5/2017.
             3. Tổ chức kiểm tra học kỳ (PHỤ LỤC  4)
             Sở GDĐT yêu cầu thủ trưởng các đơn vị nghiêm túc triển khai việc kiểm tra, đánh giá học kỳ II; trong quá trình thực hiện nếu gặp vướng mắc đơn vị báo cáo về Sở GDĐT (Phòng GDTrH-TX&CN) để được hướng dẫn giải quyết./.
 
Nơi nhận:
 
- Trưởng phòng Phòng GDĐT huyện, thị xã, thành phố (để th/h);                                             
- Hiệu trưởng các Trường THPT (để th/h);
- Giám đốc các Trung tâm GDTX, Trung tâm DN-GDTX (để th/h);
- Hiệu trưởng Trường TCN-GDTX (để th/h);
- Sở LĐTB&XH (để ph/h);
- GĐ và các PGĐ (để b/c);                                                                       
- Trưởng các Phòng cơ quan Sở (để ph/h);
- Lưu: VT, GDTrH-TX&CN, Th, 75b.                
 
 
 
 
 
 
 
 
Share
Các tin liên quan:
Các tin mới:
Các tin khác: