Thứ hai, 14 Tháng 10 2024
Trang chủ
Hướng dẫn cấu trúc ôn tập học kỳ 2 năm học 2014-2015 của tỉnh Đồng Tháp
Thứ tư, 25 Tháng 3 2015 22:48
HƯỚNG DẪN CẤU TRÚC ÔN TẬP HỌC KỲ II
NĂM HỌC 2014-2015
(Kèm theo Hướng dẫn số 25/HD-SGDĐT  ngày  23/3/2015 của Sở GDĐT)
1. Cấp THPT
1.1. Môn Toán
a. Khối 10
*CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO
(A). ĐẠI SỐ
- Giải bất phương trình qui về bậc hai: dạng tích, chứa ẩn ở mẫu, chứa ẩn trong dấu GTTĐ.

 

- Giải hệ bất phương trình gồm các bất phương trình bậc nhất, bậc hai.
- Giải BPT chứa căn thức.
- Tìm điều kiện của tham số để phương trình dạng bậc hai có nghiệm (có nghiệm, vô nghiệm, có 2 nghiệm cùng dấu, trái dấu)
- Tìm điều kiện của tham số để tam thức bậc hai không đổi dấu trên
- Tìm các số đặc trưng của bảng số liệu.
- Tính giá trị lượng giác của một cung (góc), chứng minh hệ thức lượng giác; tính giá trị biểu thức lượng giác
(B). HÌNH HỌC
- Viết phương trình đường thẳng, đường tròn, elip, hypebol; parabol. Tìm các yếu tố của elip, hypebol; parabol.
*CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN
(A). ĐẠI SỐ
- Giải bất phương trình qui về bậc hai: dạng tích, chứa ẩn ở mẫu, chứa ẩn trong dấu GTTĐ.
- Giải hệ bất phương trình gồm các bất phương trình bậc nhất, bậc hai.
- Tìm điều kiện của tham số để phương trình bậc hai có nghiệm (có nghiệm; vô   nghiệm; có 2 nghiệm cùng dấu, trái dấu).
- Tìm các số đặc trưng của bảng số liệu.
- Tính giá trị lượng giác của một cung (góc), chứng minh hệ thức lượng giác; tính giá trị biểu thức lượng giác.
(B). HÌNH HỌC
- Giải tam giác
- Viết phương trình đường thẳng, đường tròn, elip. Tìm các yếu tố của elip.
b. Khối 11
*CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO
(A). GIẢI TÍCH
- Tính giới hạn của hàm số và dãy số
- Xét tính liên tục của hàm số tại một điểm.                    
- Tính đạo hàm của hàm số.
- Tìm m để hàm số liên tục tại một điểm, xét tính liên tục của hàm số trên tập xác định hoặc ứng dụng tính liên tục của hàm số để chứng minh sự tồn tại nghiệm của phương trình.         
- Chứng minh đẳng thức liên quan đến đạo hàm; viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số tại một điểm thuộc đồ thị.
            (B). HÌNH HỌC
Bài toán hình học không gian: chứng minh vuông góc, tính góc, tính khoảng cách.
*CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN
(A). GIẢI TÍCH
- Tính giới hạn của hàm số và dãy số
- Xét tính liên tục của hàm số tại một điểm.                    
- Tính đạo hàm của hàm số.
- Tìm m để hàm số liên tục tại một điểm, ứng dụng tính liên tục của hàm số để chứng minh sự tồn tại nghiệm của phương trình.
- Chứng minh đẳng thức liên quan đến đạo hàm; viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số tại một điểm thuộc đồ thị.
(B). HÌNH HỌC
Bài toán hình học không gian : chứng minh vuông góc, tính góc, tính khoảng cách.
1.2. Môn Vật lý
a. Khối 10
(A). PHẦN CHUNG CHO CƠ BẢN VÀ NÂNG CAO:
(I). Lý thuyết:
*Các định luật bảo toàn
(1). Động lượng. Định luật bảo toàn động lượng:
   - Viết được công thức tính động lượng và nêu được đơn vị đo động lượng
   - Phát biểu và viết được hệ thức của định luật bảo toàn động lượng đối với hệ hai vật.
(2). Công và công suất : Phát biểu được định nghĩa và viết được công thức tính công.
(3). Động năng. Định lý động năng : Phát biểu được định nghĩa và viết được công thức tính động năng. Nêu được đơn vị đo động năng.
(4). Thế năng (thế năng hấp dẫn – Thế năng đàn hồi)
                -Phát biểu được định nghĩa thế năng trọng trường của một vật và viết được công thức tính thế năng này. Nêu được đơn vị đo thế năng.
   - Viết được công thức tính thế năng đàn hồi.
(5). Định luật bảo toàn cơ năng - Bảo toàn năng lượng.
   - Phát biểu được định nghĩa cơ năng và viết được biểu thức của cơ năng.
   - Phát biểu được định luật bảo toàn cơ năng và viết được hệ thức của định luật này.
*Nhiệt hoc và chất khí
(1). Cấu tạo chất. Thuyết động học phân tử của chất khí :
   - Phát biểu được nội dung cơ bản của thuyết động học phân tử chất khí.
   - Nêu được các đặc điểm của khí lí tưởng.
(2). Định luật Bôi lơ – Mariôt.  Định luật Sac –lơ :
   - Phát biểu được định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ốt
   - Phát biểu được định luật Sác-lơ
(3). Phương trình trạng thái khí lí tưởng : Viết được phương trình trạng thái của khí lí tưởng
(4). Nội năng và sự biến thiên nội năng :
            - Nêu được có lực tương tác giữa các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật.
            - Nêu được nội năng gồm động năng của các hạt (nguyên tử, phân tử) và thế năng tương tác giữa chúng.
            - Nêu được ví dụ về hai cách làm thay đổi nội năng.
   (5). Nguyên lý I nhiệt động lực học.
            - Phát biểu được nguyên lí I Nhiệt động lực học. Viết được hệ thức của nguyên lí I Nhiệt động lực học
            - Nêu được tên, đơn vị và quy ước về dấu của các đại lượng trong hệ thức này.   *Chất rắn, chất lỏng. Sự chuyển thể
(1). Sự nở vì nhiệt của chất rắn :  Viết được các công thức nở dài và nở khối.
(2). Chất lỏng: các hiện tượng bề mặt của chất lỏng (căng mặt ngoài, dính ướt, không dính ướt, mao dẫn) :
            - Mô tả được thí nghiệm về hiện tượng dính ướt và không dính ướt
            - Mô tả được hình dạng mặt thoáng của chất lỏng ở sát thành bình trong trường hợp chất lỏng dính ướt và không dính ướt
            (II). Các dạng bài tập:
(1). Các bài tập về công, công suất, hiệu suất : Biết cách tính công, công suất và các đại lượng trong các công thức tính công và công suất.
(2). Các bài tập về các định luật bảo toàn:
   - Vận dụng định luật bảo toàn động lượng để giải được các bài tập đối với hai vật va chạm mềm.
   - Biết cách tính động năng, thế năng, cơ năng và áp dụng định luật bảo toàn cơ năng để tính các đại lượng trong công thức của định luật bảo toàn cơ năng.
(3). Định lý động năng.
(4). Toán về chất khí (tìm các đại lượng p, V, t và đồ thị biến đổi trạng thái) : Biết cách phân tích, chỉ ra các thông số của các trạng thái chất khí và áp dụng phương trình trạng thái để tính được các đại lượng chưa biết.
(5). Toán về sự biến dạng cơ và biến dạng vì nhiệt : Vận dụng được công thức nở dài và nở khối của vật rắn để giải các bài tập đơn giản.
(B). PHẦN RIÊNG CHO NÂNG CAO
I. Lý thuyết:
(1). Các định luật Kê-ple: Phát biểu và viết được hệ thức của ba định luật Kê-ple.
(2). Áp suất tĩnh. Nguyên lý Pa-xcan :
            - Nêu được áp suất thủy tĩnh là gì và các đặc điểm của áp suất này.
            - Phát biểu và viết được hệ thức của nguyên lí Pa-xcan.
(3). Sư chảy thành dòng của chất lỏng và chất khí. Định luật Becnuli :
            - Nêu được chất lỏng lí tưởng là gì, ống dòng là gì. Nêu được mối quan hệ giữa tốc độ dòng chất lỏng và tiết diện của ống dòng.
            - Phát biểu được định luật Béc-nu-li và viết được hệ thức của định luật này. 
(4). Phương trình Clapâyron- Menđêlêep : Viết được phương trình Cla-pê-rôn – Men-đê-lê-ép. Chú thích các đại lượng trong phương trình.
II. Bài tập:
(1). Va chạm đàn hồi và không đàn hồi : Vận dụng định luật bảo toàn động lượng, bảo toàn năng lượng để giải được các bài tập đối với hai vật va chạm mềm, va chạm đàn hồi.
(2). Toán về cơ chất lưu : Vận dụng được định luật Béc-nu-li để giải một số bài tập đơn giản.
(3). Toán về chất khí : Vận dụng phương trình trạng thái của khí lí tưởng và phương trình Cla-pê-rôn – Men-đê-lê-ép để giải được các bài tập đơn giản.
b. Khối 11
(A). PHẦN CHUNG CHO CƠ BẢN VÀ NÂNG CAO:
(I). Lý thuyết:
Chương IV: Từ trường
      (1). Từ Trường : Nêu được từ trường tồn tại ở đâu và có tính chất gì.
      (2). Đường sức từ. từ phổ :
      - Phát biểu định nghĩa đường sức từ.
      - Xác định chiều đường sức từ.
      - Các tính chất của đường sức từ.
      - Đường sức từ trong trường hợp từ trường đều.
      (3). Lực từ.Cảm ứng từ :
      - Phát biểu được định nghĩa và nêu được phương, chiều của cảm ứng từ tại một điểm của từ trường. Nêu được đơn vị đo cảm ứng từ.
         - Viết được công thức tính lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường đều.
         - Phát biểu quy tắc bàn tay trái xác định chiều lực từ tác dụng lên đoạn dòng điện đặt trong từ trường đều.              
         (4). Lực Lo-ren-xơ : Nêu được lực Lo-ren-xơ là gì và viết được công thức tính lực này. Quy tắc xác định chiều lực Lo-ren-xơ.
Chương V: Cảm ứng điện từ
(1). Hiện tượng cảm ứng điện từ :
         - Viết được công thức tính từ thông qua một diện tích và nêu được đơn vị đo từ thông.
         - Phát biểu khái niệm dòng điện cảm ứng, hiện tượng cảm ứng điện từ.
         - Phát biểu định luật Len-xơ về chiều dòng điện cảm ứng.
            (2). Dòng điện Fu-cô : Nêu được dòng điện Fu-cô là gì.
Chương VI: Khúc xạ ánh sáng
            (1). Định luật khúc xạ ánh sáng : Phát biểu được định luật khúc xạ ánh sáng và viết được hệ thức của định luật này.
            (2). Hiện tượng phản xạ toàn phần : Mô tả được hiện tượng phản xạ toàn phần và nêu được điều kiện xảy ra hiện tượng này.
Chương VII : Mắt. Các dụng cụ quang
            (1). Lăng kính : Nêu cấu tạo lăng kính. Nêu được tính chất của lăng kính làm lệch tia sáng truyền qua nó.
            (2). Các tật của mắt và cách khắc phục : Trình bày các đặc điểm của mắt cận, mắt viễn về mặt quang học và nêu tác dụng của kính cần đeo để khắc phục các tật này.
II. Các dạng bài tập:
(1). Xác định cảm ứng từ tạo bởi dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài, dòng điện chạy trong dây dẫn uốn thành vòng tròn, dòng điện trong ống dây dẫn hình trụ.
(2). Xác định cảm ứng từ tại một điểm gây ra bởi hai dòng điện thẳng dài.
(3). Lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn mang dòng điện.
(4). Lực Lo-ren-xơ.
(5). Tính từ thông. Xác định chiều dòng điện cảm ứng.
(6). Xác định suất điện động cảm ứng – Dòng điện cảm ứng.
(7). Độ tự cảm, suất điện động tự cảm trong một mạch điện.
(8). Khúc xạ ánh sáng.
(9). Hiện tượng phản xạ toàn phần.
(10). Xác định vị trí, tính chất, độ lớn của vật và ảnh tạo bởi thấu kính (chỉ áp dụng trường hợp vật thật).
(11). Khắc phục các tật của mắt cận thị, viễn thị (Kính đeo sát mắt).
(B). PHẦN RIÊNG CHO NÂNG CAO
(I). Lý thuyết:
(1). Tính chất điện của bán dẫn.
(2). Quy tắc xác định các cực của nguồn điện khi đoạn dây chuyển động trong từ trường.
II. Bài tập:
(1). Tương tác giữa hai dòng điện thẳng song song.
(2). Tác dụng của từ trường lên khung dây có dòng điện.
(3). Điều kiện để có tia ló qua lăng kính.
(4). Suất điện động cảm ứng tạo bởi đoạn đây dẫn chuyển động.
(5). Tính tiêu cự và độ tụ của thấu kính theo chiết suất và hình dạng của thấu kính.
(6). Dời vật hoặc thấu kính theo phương của trục chính.
(7). Toán về hệ thấu kính ghép đồng trục.
1.3. Môn Hóa học
a. Khối 10
(I). Nội dung (cơ bản và nâng cao)
 
TT
Sách GK
Nội dung
1
Chương 5
Halogen
2
Chương 6
Oxi
3
Chương 7
Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học;
 
(II). Cấu trúc đề thi hoc kỳ
(1)-Lý tính, hóa tính, điều chế
(2)-Hoàn thành các phương trình phản ứng
(3)-Chuỗi phản ứng
(4)-Phân biệt các dung dịch mất nhãn
(5)-Phương trình chứng minh tính axit, tính khử, tính oxi hoa của chất.
(6)-Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học
(7)-Bài tập toán: Chủ yếu các dạng sau
*Dạng 1: Hỗn hợp kim loại hoặc hỗn hợp gồm kim loại và oxit kim loại tác dụng với axit (HCl, H2SO4 loãng, H2SO4 đặc)
*Dạng 2: Hỗn hợp gồm kim loại và sunfua kim loại tác dụng với axit (HCl, H2SO4 loãng)
*Dạng 3: Kim loại hoặc hỗn hợp các kim loại tác dụng với lưu huỳnh
*Dạng 4: Tính tốc độ trung bình của phản ứng
b. Khối 11
(I). Nội dung
 
TT
Sách GK
Nội dung
1
Chương 5
Hidrocacbon no (bỏ xicloankan)
2
Chương 6
Hidrocacbon không no (bỏ tecpen) 
3
Chương 7
Hidrocacbon thơm (bỏ naphtalen và nguồn HC thiên nhiên)
4
Chương 8
Dẫn xuất halogen, ancol, phenol (bỏ dẫn xuất halogen)
5
Chương 9
Andehit – xeton – axit cacboxylic (bỏ xeton)
 
(II). Cấu trúc đề thi hoc kỳ
(1)-Lý tính, hóa tính, điều chế
(2)-Hoàn thành các phương trình phản ứng
(3)-Chuỗi phản ứng
(4)-Viết đồng phân và gọi tên
(5)-Phân biệt các chất khí hoặc các lỏng và  dung dịch mất nhãn
(6)-So sánh, chứng minh, giải thích
(7)-Bài tập toán: Chủ yếu các dạng sau
*Dạng 1: Tìm CTPT, CTCT của các chất từ CTTQ và tính chất hóa học. (Ví dụ như các bài tập sau trong SGK cơ bản: BT 6 trang 147, BT 6 và  9 trang 187, BT 5 trang 211, … )
*Dạng 2: Bài toán hỗn hợp. (Ví dụ như các bài tập sau trong SGK cơ bản: BT 6 trang 132, BT 5 trang 138, BT 5 trang 145, BT 5 trang 147, BT 6 trang 187, BT 5 trang 193, BT 6 trang 195, BT 6 trang 211,  … )
1.4. Môn Sinh học
a. Khối 10
*PHẦN CHUNG
(I). Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật
- Nêu được khái niệm vi sinh vật và các đặc điểm chung của vi sinh vật.
- Kể tên được các kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật.
- Nhận biết được nguồn năng lượng, nguồn cacbon chủ yếu của từng kiểu dinh dưỡng ở vi sinh vật.
- Nêu được một số ứng dụng của quá trình phân giải ở vi sinh vật.
(II). Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật
- Nêu được các khái niệm: sinh trưởng của vi sinh vật, nuôi cấy không liên tục, nuôi cấy liên tục.
- Nêu được khái niệm nhân tố sinh trưởng.
- Nêu được ảnh hưởng của các yếu tố vật lí (nhiệt độ, độ ẩm, pH) lên vi sinh vật.
- Vẽ đồ thị đường cong sinh trưởng của quần thể vi sinh vật trong nuôi cấy không liên tục và trình bày đặc điểm các pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn.
- Hiểu được ứng dụng của nuôi cấy liên tục.
- So sánh nuôi cấy liên tục và không liên tục
-  Hiểu công thức tính số lượng tế bào vi sinh vật sau thời gian nuôi cấy để giải bài tập cụ thể.
(III). Virut và bệnh truyền nhiễm
- Trình bày cấu tạo của virut
- Nêu được các căn cứ để phân loại virut.
- Nêu khái niệm miễn dịch và các loại miễn dịch.
- Nêu được khái niệm, các đặc điểm và vai trò của inteferon.
-  Trình bày được các giai đoạn trong chu trình nhân lên của virut trong tế bào
-  Phân biệt được miễn dịch không đặc hiệu và miễn dịch đặc hiệu.
-  Phân biệt được miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào.
- Giải thích vì sao virut chưa được coi là một cơ thể sống.
*PHẦN RIÊNG - CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO
(II). Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật
            -Biết được thời điểm thích hợp để thu nhận sinh khối VSV trong nuôi cấy không liên tục.
- Phân biệt các nhóm vi sinh vật dựa trên nhiệt độ, pH.
(III). Virut và bệnh truyền nhiễm
- Biết được phương thức xâm nhập của virut thực vật, triệu chứng của cây bị bệnh và nêu được cách phòng ngừa.
- Phân biệt được virut ôn hòa và virut độc (chu trình tiềm tan và sinh tan).
- Ứng dụng của virut trong thực tiễn bảo vệ đời sống con người và môi trường.
- Giải thích vì sao virut kí sinh trên thực vật không có khả năng tự nhiễm vào tế bào thực vật mà phải nhờ côn trùng hoặc qua các vết xước
*PHẦN RIÊNG - CHƯƠNG TRÌNH CƠ BẢN
(IV). Phân bào
- Nêu được những diễn biến cơ bản trong các kì của nguyên phân, giảm phân
- Hiểu được ý nghĩa của nguyên phân, giảm phân
- So sánh sự khác nhau giữa nguyên phân và giảm phân
b. Khối 11
*PHẦN CHUNG
(I). Sinh trưởng phát triển ở thực vật
- Nêu được khái niệm sinh trưởng, phát triển ở thực vật;. Cho ví dụ
- Nêu được đặc điểm của sinh trưởng sơ cấp, sinh trưởng thứ cấp.
(II). Sinh trưởng và phát triển ở động vật
Phân biệt được kiểu phát triển không qua biến thái, qua biến thái hoàn toàn và biến thái không hoàn toàn. Cho ví dụ.
(III). Sinh sản ở thực vật
- Kể tên các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật.
- Nêu được ưu điểm của chiết cành, ghép cành.
- Nêu được quá trình hình thành hạt phấn và túi phôi
- Biết được tại sao gọi thụ tinh ở thực vật có hoa là thụ tinh kép.
(IV). Sinh sản ở động vật
- Nêu được đặc điểm của các hình thức sinh sản vô tính ở động vật
- Nêu được đặc điểm của các hình thức sinh sản hữu tính ở động vật (đẻ trứng, đẻ con và đẻ trứng thai)
- Nêu được cơ chế điều hòa sinh tinh và sinh trứng.
- Nắm được chiều hướng tiến hóa trong sinh sản hữu tính ở động vật (về hình thức thụ tinh và hình thức sinh sản)
- Kể tên các biện pháp tránh thai.
- Biết được nhân bản vô tính ở động vật.
*PHẦN RIÊNG - CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO
(I). Sinh trưởng phát triển ở thực vật
- Trình bày được tác dụng sinh lí của  auxin, giberelin và xitokinin.
- Trình bày được các đặc điểm của quang chu kì, phitocrom và ứng dụng hiểu biết về quang chu kì, phitocrom vào trong nông nghiệp.
(II). Sinh trưởng và phát triển ở động vật
Nêu được ảnh hưởng của các loại hoocmon điều hòa sự  sinh trưởng và phát triển ở động vật.
(III). Sinh sản ở thực vật
Phân biệt sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính ở thực vật về cơ sở tế bào học, đặc điểm di truyền, ý nghĩa
*PHẦN RIÊNG - CHƯƠNG TRÌNH CƠ BẢN
(I). Sinh trưởng phát triển ở thực vật
- Trình bày được tác dụng sinh lí của auxin và giberelin và xitokinin.
- Trình bày được các đặc điểm của quang chu kì và ứng dụng hiểu biết về quang chu kì vào trong nông nghiệp.
(II). Sinh trưởng và phát triển ở động vật
- Nêu được nơi sản xuất và tác dụng sinh lí của hoocmon sinh trưởng, tiroxin.
- Nêu được tác dụng sinh lí của ecdixơn và juvenin đến sinh trưởng, phát triển của động vật không xương sống.
- Ứng dụng được những hiểu biết về tác dụng sinh lí của hoocmon sinh trưởng, tiroxin, hoocmon sinh dục để giải thích các hiện tượng thực tế.
1.5. Môn Ngữ văn
a. Khối 10
(A) Yêu cầu:- Kiểm tra, đánh giá kiến thức học kì 2 .
- Đánh giá năng lực đọc - hiểu các văn bản của học sinh.
- Rèn năng lực đọc hiểu văn bản và tạo lập văn bản cho học sinh.
(B) Nội dung ôn tập cụ thể
            (1) Dạng câu hỏi Đọc – hiểu
            Chú ý các bài sau trong SGK
- Phú sông Bạch Đằng (Trương Hán Siêu )
- Tác gia Nguyễn Trãi.
- Đại cáo bình Ngô ( Nguyễn Trãi)
- Chuyện chức phán sự đền Tản Viên ( Nguyễn Dữ)
- Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ ( Đặng Trần Côn – Đoàn Thị Điểm)
- Tác gia Nguyễn Du
- Trao duyên
- Chí khí anh hùng
- Hiền tài là nguyên khí quốc - Thân Nhân Trung
- Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn( Ngô Sĩ Liên)
- Thái sư Trần Thủ Độ (Ngô Sĩ Liên)
- Hồi trống Cổ Thành (trích Tam quốc diễn nghĩa - LQT)
            Các văn bản ngoài chương trình(sách báo, internet, bài đọc thêm…)
            Tiếng Việt – Làm văn: Nghị luận về một vấn đề trong tác phẩm văn học - Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ  -  Các phong cách ngôn ngữ:  sinh hoạt, nghệ thuật, … - Các phương thức biểu đạt, Các biện pháp tu từ - Các phép liên kết hình thức...
Cần chú ý các phương diện sau:
            - Đặc trưng thể loại, hoàn cảnh ra đời, phong cách sáng tác, đóng góp của tác giả, vị trí tác phẩm.
            - Giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của từng tác phẩm.
            - Những chi tiết nghệ thuật đặc sắc của các tác phẩm, các biện pháp tu từ nổi bật, ý nghĩa, bài học rút ra từ tác phẩm v.v…
            - Nhận diện các phong cách ngôn ngữ , nhận diện các biện pháp tu từ  và nêu tác dụng, chi tiết nghệ thuật đặc sắc và ý nghĩa của các chi tiết nghệ thuật, xác định các phương thức biểu đạt/ phương thức biểu đạt chính, các phép liên kết và hiệu quả…
            - Nhận diện lỗi về diễn đạt: chính tả, dùng từ,ngữ pháp và biết cách sửa lỗi theo những yêu cầu sử dụng tiếng Việt.
            (2)Tạo lập văn bản (Làm văn)
Chú ý các văn bản:
- Phú sông Bạch Đằng (Trương Hán Siêu )
- Tác gia Nguyễn Trãi.
- Đại cáo bình ngô ( Nguyễn Trãi)
- Chuyện chức phán sự đền Tản Viên ( Nguyễn Dữ)
- Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ ( Đặng Trần Côn – Đoàn Thị Điểm)
- Tác gia Nguyễn Du
- Trao duyên
- Chí khí anh hùng.
            * Bài văn nghị luận cần đảm bảo các bước sau:
            - Nêu vấn đề nghị luận
            - Giới thiệu khái quát: tác giả, tác phẩm, giải thích…
           - Phân tích:
                + các luận điểm (phân tích nội dung kết hợp nghệ thuật)
            - Đánh giá chung
            * Tích hợp nghị luận xã hội (ý nghĩa của vấn đề bàn luận đối với thực tiễn đời sống)
           - Kết luận.
b. Khối 11
(A). Yêu cầu:
- Kiểm tra, đánh giá kiến thức học kì 2 của học sinh .
- Đánh giá năng lực đọc - hiểu các văn bản văn học thuộc giai đoạn từ đầu thế kỉ XX đến 1945 ( Phần thơ), tác phẩm văn học nước ngoài được học trong chương trình Ngữ văn 11.
- Rèn năng lực đọc hiểu văn bản và tạo lập văn bản cho học sinh.
(B). Nội dung ôn tập cụ thể
            (1) Dạng câu hỏi Đọc – hiểu
            Chú ý các bài sau trong SGK
- Lưu biệt khi xuất dương (Phan Bội Châu)
-  Hầu trời (Tản Đà)
- Vội vàng (Xuân Diệu)
- Tràng giang (Huy Cận)
- Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử)
- Chiều tối (Hồ Chí Minh)
- Từ ấy ( Tố Hữu)
- Tương tư (Nguyễn Bính) – Ctr. Nâng cao
Các văn bản ngoài chương trình(sách báo, internet, bài đọc thêm…)
            Tiếng Việt – Tập làm văn: Nghị luận về một vấn đề trong tác phẩm văn học - Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ  -  Các phong cách ngôn ngữ:  sinh hoạt, nghệ thuật, chính luận, báo chí … - Các phương thức biểu đạt, Các biện pháp tu từ - Các phép liên kết hình thức...
            Cần chú ý các phương diện sau:
            - Đặc trưng thể loại, hoàn cảnh ra đời, phong cách sáng tác, đóng góp của tác giả, vị trí tác phẩm.
- Giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của từng tác phẩm.
- Những chi tiết nghệ thuật đặc sắc của các tác phẩm, các biện pháp tu từ nổi bật, ý nghĩa, bài học rút ra từ tác phẩm v.v…
- Nhận diện các phong cách ngôn ngữ , nhận diện các biện pháp tu từ  và nêu tác dụng, chi tiết nghệ thuật đặc sắc và ý nghĩa của các chi tiết nghệ thuật, xác định các phương thức biểu đạt/ phương thức biểu đạt chính, các phép liên kết và hiệu quả…
(3) Tạo lập văn bảnLàm văn
Chú ý các văn bản:
- Lưu biệt khi xuất dương (Phan Bội Châu)
-  Hầu trời (Tản Đà)
- Vội vàng (Xuân Diệu)
- Tràng giang (Huy Cận)
- Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử)
- Chiều tối ( Hồ Chí Minh)
- Từ ấy (Tố Hữu)
- Tương tư ( Nguyễn Bính) – Ctr. Nâng cao
            * Bài văn nghị luận cần đảm bảo các bước sau:
            - Nêu vấn đề nghị luận
            - Giới thiệu khái quát: tác giả, tác phẩm, giải thích…
           - Phân tích: các luận điểm (phân tích nội dung kết hợp nghệ thuật)
            - Đánh giá chung
           *Tích hợp nghị luận xã hội (ý nghĩa của vấn đề đối với thực tiễn đời sống)
           - Kết luận.
1.6. Môn Lịch sử
a. Khối 10
(1). Chương trình chuẩn: (CTC)
* Phần Lịch sử Việt Nam:
- Chương II. Việt nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV.
- Chương III. Việt Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII.
- Chương IV. Việt Nam ở nửa đầu thế kỉ XIX:
+ Bài 25. Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa dưới triều Nguyễn (Nửa đầu thế kỉ XIX)
* Phần Lịch sử thế giới:
- Chương I. Các cuộc cách mạng tư sản (Từ giữa thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XVIII)
(2). Chương trình nâng cao: (CTNC)
* Phần Lịch sử thế giới:
- Chương VII. Sự suy vong của chế độ phong kiến Tây Âu.
+ Bài 16. Những phát kiến lớn về địa lí
+ Bài 17. Sự ra đời của chủ nghĩa tư bản ở Tây Âu.
+ Bài 18. Phong trào văn hóa Phục hưng
*Phần lịch sử Việt Nam:
- Chương IV. Việt Nam từ thế kỉ X  đến thế kỉ XV
- Chương V. Viêt Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII
- Chương VI. Việt Nam ở nửa đầu thế kỉ XIX
+ Bài 38. Sự thành lập và tổ chức vương triều Nguyễn
b. Khối 11
(1). Chương trình chuẩn: (CTC)
* Phần Lịch sử thế giới:
Chương IV. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)
* Phần Lịch sử Việt Nam:
- Chương I. Việt Nam từ 1858 đến cuối thế kỉ XIX.
- Chương II. Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến hết chiến tranh thế giới thứ nhất (1918)
+ Bài 22. Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp.
(2). Chương trình nâng cao: (CTNC)
* Phần Lịch sử thế giới:
- Chương X. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)
*Phần Lịch sử Việt Nam:
- Chương I. Việt Nam từ 1858 đến cuối thế kỉ XIX.
- Chương II. Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến hết chiến tranh thế giới thứ nhất (1918)
+ Bài 37. Sự chuyển biến về kinh tế, xã hội và tư tưởng ở Việt nam đầu thế kỉ XX.
1.7. Môn Địa lí
a. Khối 10
Chương VIII: Địa lí công nghiệp:
- Vai trò và đặc điểm của công nghiệp. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp.
-  Địa lí ngành công nghiệp năng lượng
-  Địa lí ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm.
- Thực hành: vẽ biểu đồ, nhận xét….
Chương IX: Địa lí dịch vụ:
- Vai trò của dịch vụ. Các nhân tố ảnh hưởng dịch vụ.
- Vai trò và đặc điểm của giao thông vận tải. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải.
- Địa lí các ngành giao thông vận tải.
- Địa lí ngành thương mại.
-  Thực hành: vẽ biểu đồ, nhận xét….
b. Khối 11
Bài 9: Nhật Bản
            - Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế
            - Các ngành kinh tế và các vùng kinh tế
Bài 10: CỘNG HOÀ NHÂN DÂN TRUNG HOA (TRUNG QUỐC)
            - Tự nhiên, dân cư và xã hội
            - Kinh tế
Bài 11: KHU VỰC ĐÔNG NAM Á
            - Tự nhiên, dân cư và xã hội
            - Kinh tế
            - Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)
1.8. Môn Tiếng Anh
a. Khối 10:
(I). SPEAKING
Topics related to Textbook.
(II). MULTI[PLE CHOICE
(A). LISTENING:
Các dạng bài tập :Listen and match, listen and number, listen and tick, listen and complete , listen and select the correct option, true/ false …….
(B). PHONETICS:
- Stress : 2 syllables, 3 syllables
- Pronunciation : /iə/, /eə/,/uə/, /b/,/p/,/d/,/t/,/s/,/z/,/f/,/v/,/g/,/k/,/Ʒ/,/ʃ/
(C). GRAMMAR AND VOCABULAY:
(1). Grammar : bài tập dạng Select the correct option, Error Identification
- Conditional sentences (type 2,3)
- Should / shouldn’t
- Passive voice
- To infinitive to talk about purposes
- Wh-questions
- Attitudinal adjectives
- It is /was not until….that…
- Articles
- Will/be going to
- Comparatives and superlatives
(2). Vocabulary: (word choice , word form, synonym,antonym)
- unit 9,unit 10, unit 11, unit 12, unit 13, unit 14, unit 16
            (D). READING: - unit 9,unit 10, unit 11, unit 12, unit 13, unit 14, unit 16
Dạng bài tập : 1 reading , 1 cloze test
(III). WRITING:
Dạng bài tập :
- Correct word forms 
- Correct verb forms
- Sentence building
- Sentence transformation
b. Khối  11
(I). SPEAKING
Topics in the textbook
(II). MULTIPLE CHOICE
(A). LISTENING
Listen and match, listen and number, listen and tick, listen and complete , listen and select the correct option, true/ false …….
(B). VOCABULARY, GRAMMAR, STRUCTURES FOR SPEAKING
- Choose A, B, C, or  D to complete the sentence
- Choose A, B, C, or  D to complete the conversation
- Choose the word that has the closest meaning to the underlined word
            - Choose the word that has the underlined part pronounced differently from the others.
- Choose the word that has the stress different from the others.
- Choose A, B, C or D that needs correcting
* Content: - vocabulary related to Unit 9, 10, 11, 12, 13, 15, 16
 - grammar: relative clauses, cleft sentences, tag questions, Could/ be able to, It is said that/ People say that.....
- structures for speaking in each unit
(C). READING COMPREHENSION
Comprehensive questions/ close test
            (III). WRITING
- Rearrange the words to make meaningful sentences
- Word forms 
- Verb forms
            - Sentence building
            - Sentence transformation
2. Cấp THCS
2.1. Môn Toán
a. Khối 6
(I.) Chủ đề 1: Số nguyên
            - Nhân hai số nguyên.
             - Bội và ước của một số nguyên.
            - Tìm số nguyên x
            - Tính chất cơ bản của phép nhân số nguyên.
(II). Chủ đề 2: Phân số
            - Phân số bằng nhau, rút gọn phân số, phân số đối, phân số nghịch đảo.
            - Hỗn số, số thập phân, %, biểu đồ %.
            - Các phép tính về phân số.
            - Bài toán về tìm giá trị phân số của một số cho trước, tìm một số khi biết giá trị phân số của nó, toán tỉ số.
(III). Chủ đề 3: Góc
- Tia nằm giữa hai tia, số đo góc, tam giác, đường tròn.
            - Tính số đo góc
            - Tia phân giác của một góc.
b. Khối 7
(I). Chủ đề 1: Thống kê
            - Dấu hiệu, số các giá trị của dấu hiệu, số các giá trị khác nhau, mốt của dấu hiệu.
            - Lập bảng tần số, tính số trung bình cộng, vẽ biểu đồ.
(II). Chủ đề 2: Biểu thức đại số
            - Đơn thức, đa thức, bậc của một đơn thức, đơn thức đồng dạng.
            - Nhân hai đơn thức, cộng trừ đơn thức đồng dạng, cộng trừ đa thức một biến.
            - Tìm nghiệm của đa thức một biến.
            - Tính giá trị của biểu thức.
(III). Chủ đề 3: Tam giác, định lý Py-ta-go
            - Số đo góc, tam giác cân, vuông, đều.
            - Định lý Pytago, định lý đường trung tuyến trong tam giác vuông.
(IV). Chủ đề 4: Quan hệ giữa các yếu tố của tam giác và các đường đồng quy trong tam giác.
            - Quan hệ góc và cạnh đối diện, đường xiên và hình chiếu, bất đẳng thức tam giác.
            - Tính chất các đường: đường cao hoặc đường phân giác hoặc đường trung tuyến hoặc đường trung trực của tam giác.
            - Vận dụng tam giác bằng nhau, tính chất ba đường trung tuyến, ba đường phân giác, ba đường trung trực để chứng minh hình học (hai đoạn thẳng bằng nhau, tam giác cân, tam giác đều, ba điểm thẳng hàng..).
c. Khối 8
(I). Chủ đề 1: Phương trình bậc nhất một ẩn
            - Giải pt bậc nhất một ẩn, điều kiện xác định của pt chứa ẩn ở mẫu.
            - Giải pt chứa ẩn ở mẫu.
            - Giải bài toán bằng cách lập pt.
(II). Chủ đề 2: Bất phương trình bậc nhất một ẩn
            - Giải và biễu diễn tập nghiệm của bất pt bậc nhất một ẩn.
            - Chứng minh bất dẳng thức đơn giản.
(III). Chủ đề 3: Tam giác đồng dạng
            - Tam giác đồng dạng.
            - Áp dụng tỉ số đồng dạng của hai tam giác đồng dạng, tính chất đường phân giác trong tam giác để tính độ dài đoạn thẳng.
            - Chứng minh hai tam giác đồng dạng.
            - Chứng minh đẳng thức hình học.
(IV). Chủ đề 4: Hình lăng trụ
            Công thức tính diện tích, thể tích các hình trong không gian.
2.2. Môn Ngữ văn
a. Khối 6
            - Tác giả, tác phẩm, nội dung, ý nghĩa phần văn học hiện đại Việt Nam. (Cụ thể các bài: Bài học đường đời đầu tiên, Bức tranh em gái tôi, Đêm nay Bác không ngủ, Lượm, Cô Tô.)
             - Gồm các phép tu từ, các thành phần câu. ( So sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, các thành phần chính của câu)                                                                                                                                                                                                                                                                                    
              - Viết bài văn miêu tả (Tả người)
b. Khối  7
              - Thể loại, tác giả, tác phẩm; nội dung, nghệ thuật các văn bản nghị luận Việt Nam.( Cụ thể các bài:  Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, Đức tính giản dị của Bác Hồ, Ý nghĩa văn chương)
               - Các loại câu, biến đổi câu. (Câu rút gọn, câu đặc biệt, Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động, thêm trạng ngữ cho câu, Dùng cụm chủ vị để mở rộng câu)
                - Viết bài văn nghị luận (Chứng minh, giải thích)
c. Khối 8
            - Tác giả, tác phẩm, phương thức biểu đạt, nội dung, nghệ thuật các văn bản (VHVN hiện đại ) đã học ở học kỳ II.
             - Các bài Tiếng Việt đã học (Câu trần thuật, câu cảm thán, câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu ghép)
              - Viết bài tập làm văn nghị luận.
2.3. Môn Tiếng Anh:Khối 6,7,8 hiện hành và 6,7 thí điểm.
(A). Nội dung.
- Khối 6,7,8  hiện hành: Từ Unit 9 đến Unit 16.
- Khối 6,7 thí điểm: Từ Unit 7 đến Unit 12.
(B). Cấu trúc.
(I). Listening.
- Các dạng câu hỏi: Listen and match; Listen and number; Listen and tick; Listen and complete; Gap filling, Listen and select the correct option; Listen and give short answers ...
(II). Phonetics.
- Các dạng câu hỏi: Stress pattern, pronounce word or ed differently…
(III). Grammar and vocabulay.
- Các dạng câu hỏi: Multiple choice questions – MCQs; Matching; Gap filling; Information gaps; Reordering; Word form, Vocabulary, Spoken English, Mistake Identification, Supply the correct form of the verbs, Supply the correct form of the words, Fill in the blanks with correct prepositions ...
(IV). Reading comprehension.
- Các dạng câu hỏi: Read and match; Read and number; Read and tick; Read and complete; Read and select the correct option; Read and rearrange the information; Read and find the right information; Read and summarize…
(V). Writing.
- Các dạng câu hỏi: Complete the sentences with a word or a phrase; Arrange the words to make complete sentences; Use the provided words or phrases to write complete sentences/Transformation; Sentence completion; Answer about you.
 
NVU.
Share
Các tin liên quan:
Các tin mới:
Các tin khác: